Một số Văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam mà người sử dụng lao động cần tuân thủ
Người sử dụng lao động ở Việt Nam cần tuân thủ hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ở Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong việc bảo đảm môi trường làm việc an toàn, tránh nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Dưới đây là những văn bản pháp luật quan trọng về ATVSLĐ:
- Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động 2015
Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất quy định về ATVSLĐ, áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Một số nội dung chính là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo ATVSLĐ, quy định về bảo hộ lao động, kiểm soát các nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, các chính sách bồi thường, trợ cấp khi xảy ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, quy định về kiểm tra và thanh tra ATVSLĐ tại doanh nghiệp.
Nội dung Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động 2015
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=180606
- Luật Lao Động 2019
Luật Lao Động 2019 quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến quan hệ lao động, trong đó có quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quy định về giờ làm việc, nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động và tạo môi trường làm việc an toàn, quyền từ chối làm việc của người lao động trong trường hợp có nguy cơ tai nạn lao động hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khỏe.
Nội dung Luật Lao Động 2019
https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=198540
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP
Nghị định này hướng dẫn chi tiết việc thực hiện một số điều của Luật An Toàn Vệ Sinh Lao Động, bao gồm thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong quản lý công tác ATVSLĐ, quy định về việc báo cáo tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quy trình điều tra, xử lý tai nạn lao động.
Nội dung Nghị định 39/2016/NĐ-CP
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=185028
4.Nghị định số 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
Nội dung Nghị định số 88/2020/NĐ-CP
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=200622
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Nghị định này quy định về đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ, bao gồm danh mục nghề, công việc yêu cầu phải được huấn luyện về an toàn lao động trước khi tham gia. Quy định về chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ cho người lao động và các cán bộ quản lý ATVSLĐ.
- Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
Nội dung Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=186084
- 7. Thông tư 19/2016/TT-BYT
Thông tư này do Bộ Y tế ban hành, quy định về kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động, nhằm phát hiện và phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp. Nội dung chính bao gồm rhời gian và tần suất kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêu chuẩn y tế cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Nội dung Thông tư 19/2016/TT-BYT
8. Thông tư số 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế
Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=186904
Nội dung Nghị định 44/2016/NĐ-CP
- 9. Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH
Thông tư này hướng dẫn về việc thống kê, báo cáo và xử lý tai nạn lao động. Các doanh nghiệp, cơ quan có trách nhiệm phải lập báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và gửi cho các cơ quan chức năng.
Nội dung Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH
Xuân Tùng