Ý NGHĨA LỊCH SỬ ĐỐI VỚI NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ 27/7

2023-07-29 16:51:22

       Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ. Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.

       Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh, Liệt sỹ của cả nước. Mỗi năm cứ đến Ngày Thương binh, Liệt sỹ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng. 

27-7 Ảnh Lãnh đạo Ban Quản lý và đại diện tổ chức Công đoàn thăm và tặng quà thân nhân người có công với cách mạng

       Nhân dịp ngày Ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7 để  nhớ ơn và ghi sâu công lao to lớn của các liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, những người có công với nước trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, Lãnh đạo, đại diện Công đoàn Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức thăm hỏi, động viên những gia đình là thân nhân có con em là công chức, viên chức, người lao động của đơn vị. Qua đó, bầy tỏ tấm lòng và biết ơn những công lao to lớn của họ. Nhân ngày Thương binh liệt sỹ, xin bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất đối với những người đã xả thân vì một đất nước tự do, độc lập.

Giang Thanh!